Thể thao không đơn thuần chỉ là một hoạt động thể chất thông thường, thể thao còn đóng vai trò kết nối mọi người đến gần nhau hơn. Đặc biệt còn là niềm tự hào của mỗi quốc gia. Thể thao là ngôn ngữ của đam mê, sự kịch tính, tình hữu nghị và các nhân vật thể thao nổi tiếng được xem như một nghệ sĩ tài hoa truyền tải các ý nghĩa ấy để fans hâm mộ trên toàn cầu.
Bất kể ai trong chúng ta đều có một môn thể thao mà mình yêu thích; đồng nghĩa với việc ai cũng có riêng cho mình một thần tượng – hình mẫu lý tưởng để fans cố gắng phấn đấu trở nên tốt đẹp như họ. Không có gì hạnh phúc hơn là nhìn thấy vận động viên mà mình yêu thích mang cúp chiến thắng về cho quốc gia; và nhận được những danh hiệu cao quý. Điển hình như danh hiệu của Hoàng gia Anh (Hiệp sĩ) luôn được xem là một điều rất quý giá; mang tầm vóc quốc gia.
Tuy nhiên; không ít lần trong lịch sử thể thao; các fans hâm mộ đã phải chứng kiến cảnh các nhân vật thể thao nổi tiếng từ chối nhận tước hiệu quý giá ấy khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng.
Nhân vật thể thao nổi tiếng không muốn nhận tước hiệu Hoàng gia Anh
Vào thời khắc chuyển giao năm cũ qua năm mới; Nữ hoàng Anh Elizabeth II sẽ đón tiếp các nhân vật tiêu biểu và xét duyệt trao tặng tước hiệu. Mới nhất là tay đua F1 Lewis Hamilton. Nhưng không phải ai cũng muốn nhận vinh dự đó. Dưới đây là 8 ngôi sao thể thao từng bỏ qua cơ hội được Nữ hoàng Anh vinh danh.
Bill Woodfull
Bill Woodfull là đội trưởng của đội cricket Australia. Ông trở thành đội trưởng cricket duy nhất 2 lần giành giải The Ashes (giải thưởng tượng trưng trao cho đội thắng cuộc sau một loạt trận đấu cricket giữa Anh và Australia). Rời xa cricket; ông làm giáo viên và sau đó là hiệu trưởng. Khi được đề nghị phong tước Hiệp sĩ cho các cống hiến của mình cho môn cricket vào năm 1934; Woodfull đã từ chối và nói rằng ông sẽ chấp nhận nếu giải thưởng này dành để tôn vinh những cống hiến của ông cho giáo dục. Woodfull cuối cùng đã được trao tặng OBE (Sĩ quan Đế chế Anh) ở cho cống hiến mảng giáo dục vào năm 1963.
Howard Gayle
Howard Gayle là cầu thủ da màu đầu tiên khoác áo Liverpool; giành Cúp C1 năm 1981 (Champions League ngày nay). Cầu thủ chạy cánh này sau đó chơi cho Birmingham City; Sunderland và Stoke trước khi khoác áo Blackburn; ghi 29 bàn sau 116 trận đấu cho đội chủ sân Ewood Park vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Năm 2016; sau khi đã giải nghệ; Howard Gayle cho ra mắt cuốn sách nổi tiếng “Show Racism the Red Card”. Có tin cho rằng Gayle được tặng tước hiệu MBE (Thành viên Đế chế Anh) nhờ tác phẩm này. Tuy nhiên ông từ chối với lý do rằng đó sẽ là “một sự phản bội đối với tất cả những người châu Phi đã mất mạng hoặc những người phải chịu đựng sự tàn khốc của Đế chế”.
Richie McCaw
Huyền thoại của CLB bóng bầu dục All Blacks; Richie McCaw;đã từ chối cơ hội được phong tước hiệp sĩ khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp. McCaw từng giành được hai chức vô địch World Cup cùng ĐT New Zealand trên tư cách đội trưởng và là cầu thủ bóng bầu dục khoác áo ĐTQG nhiều nhất mọi thời đại (142 lần) cho đến khi kỷ lục của anh bị đội trưởng Wyn Jones của ĐT Xứ Wales xô đổ năm 2020.
Năm 2011; Thủ tướng New Zealand lúc bấy giờ là John Key cho biết ông đã nói chuyện với McCaw về khả năng phong tước hiệp sĩ; nhưng ngôi sao bóng bầu dục này nói rằng không quan tâm; tin rằng điều đó không đúng khi anh vẫn còn đang thi đấu và vẫn chưa vươn tới những đỉnh cao nhất của sự nghiệp.
Patrick Collins
Nhà báo thể thao lão làng Patrick Collins chuyên đưa tin về các kỳ World Cup; Thế vận hội; các giải cricket có sự tham dự của ĐT Anh; Cúp Ashes (trận đấu cricket thường niên giữa ĐT Anh và ĐT Australia) và các sự kiện quyền anh quốc tế trong 5 thập kỷ. Ông đã giành được nhiều giải thưởng cho cống hiến của mình nhưng lại từ chối giải thương danh giá nhất sự nghiệp; tước hiệu MBE. Năm 2003; The Sunday Times tiết lộ Collins là một trong hàng chục nhân vật nổi tiếng trong giới thể thao điện ảnh; âm nhạc và nghệ thuật đã từ chối vinh dự này từ Nữ hoàng Anh.
Alliss
Allis; người được mệnh danh là BLV golf vĩ đại nhất lịch sử; đã qua đời hồi tháng 12/2020 ở tuổi 89. Sinh thời; Alliss phát thanh viên thể thao hàng đầu trong thế hệ của mình với nhiều bài bình luận đặc biệt về golf. Bản thân Alliss từng là một tay golf tài năng; giành được 20 danh hiệu lớn nhỏ khác nhau; bao gồm3 chức vô địch trong hệ thống PGA Tour vào các năm 1957; 1962 và 1965. Ngoài ra; Alliss có 5 lầnvề đích trong top 10 ởgiải The Open. Ông được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng Golf Thế giới vào năm 2012 nhưng trước đó đã từ chối nhận tước hiệu OBE vào năm 1992.
Leonard Barden
Xuất phát điểm là nhà văn và biên tập viên truyền hình nhưng với tình yêu cờ vua mãnh liệt; Leonard Barden cầm lá cờ tiên phong giúp bùng nổ phong trào cờ vua tại Anh; biến nó trở thành môn thể thao đại chúng được thừa nhận rộng rãi. Barden đại diện cho Anh trong bốn kỳ Olympic tại môn Cờ vua và có một tấm huy chương bạc đồng đội. Năm 1985; ông từ chối danh hiệu OBE.
Derek Allhusen
Thiếu tá Derek Allhusen là VĐV cưỡi ngựa người Anh giành huy chương vàng đồng đội và huy chương bạc cá nhân trong Thế vận hội mùa Hè năm 1968 tại Mexico City. Sau khi “oanh tạc” Olympic; ông đã được trao tặng tước MBE vì những đóng góp.Nhưng Allhusenđã từ chối giải thưởng vì cảm thấy đồng đội của mình là Richard Meade; Jane Bullen và Reuben Jones cũng xứng đáng có vinh dự đó. Sau đó; ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Hoàng Gia Victoria năm 1983.Allhusen cũng từng nhiều lần được đề cử giữ chức Cảnh sát trưởng cấp cao của Norfolk (một quận ở East Angliacó thủ phủ là thành phố Norwich).
Maharajkumar of Vizianagram
Maharajkumar of Vizianagram; có biệt danh ‘Vizzy’; là đội trưởng của đội cricket Ấn Độ trong chuyến du đấu tại Anh vào năm 1936. Không phải cầu thủ sở hữu kỹ năng chuyên môn xuất chúng nhưng Vizzy vẫn được ưu tiên trọng trách đeo băng thủ quân nhờ ý chí và tầm ảnh hưởng của mình. Sau giải đấu; ‘Vizzy’ được Vua Edward VIII phong tước hiệp sĩ trong Lễ vinh danh sinh nhật của Nhà vua.Tuy nhiên, ông đã từ bỏ chức tước hiệp sĩ của mình vào năm 1947 khi Ấn Độ giành được độc lập từ Đế quốc Anh.
Trích dẫn từ Bongdaplus.vn
Kim Khánh