Sea Games 31 đang đến ngày một gần hơn với thể thao Đông Nam Á. Trước thềm Sea Games, các đội đều chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt là Campuchia đang rất tất bật. Họ mời hẵn chuyên gia quốc tế để đào tạo các môn võ thuật. Nhất là Karate.
Campuchia hướng đến huy chương vàng Karate ở Sea Games
Tại cơ sở đại sứ quán của Nhật ở Campuchia, thông tin này đã được chia sẻ. Theo đó, HLV Shohei Toyama rất ấn tượng với tương lai của môn võ Karate Campuchia. Ông cho rằng các võ sĩ ở đây đều có kỹ năng và thái độ thi đấu rất tốt. Đồng thời rất chăm chỉ tập luyện.
Campuchia mời nhiều chuyên gia về huấn luyện
HLV Shohei Toyama không phải là người duy nhất được Campuchia mời đến. Mà còn có cả Hassan – huấn luyện viên chuyên nghiệp tại Iran. Tất cả hướng đến Sea Games 31 lẫn 32.
Khi nào thì Campuchia đủ sức lấy huy chương vàng?
Các chuyên gia đánh giá Sea Games năm nay, Campuchia chưa đủ “trình” để ẵm huy chương vàng. Mà phải chờ đến mùa Sea Games tiếp theo nữa. Sea Games 32 (năm 2023) sẽ được tổ chức ngay trên chính sân nhà của đất nước này.
Không ngừng nỗ lực
Suốt thời gian qua, Karate được Campuchia chú trọng rất nhiều. Năm 2018, Campuchia đoạt 1 HCV tại Thái Lan Mở rộng ở Bangkok. Họ còn có 5 huy chương ở giải VĐ Karate ĐNA lần thứ 7 tại Hà Nội.
Cảm thấy vẫn còn tồn tại cần khắc phục, Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia Vath Chamroeun tin rằng việc thuê HLV ngoại sẽ giúp Karate nước này hoàn thiện hơn khi SEA GAmes 2023 đến gần.
“Karate Campuchia đang có cơ hội tốt để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai gần,” Toyama đánh giá. “Tôi rất vui và vinh dự được tham gia vào sự phát triển của Karate ở Campuchia.”
Thông tin về HLV Toyama
Toyama đến Campuchia từ tháng 10/2020. Ông xuất thân từ Teikyo, một trong những Đại học hàng đầu không chỉ của Nhật mà còn trên thế giới. Đây là trường được biết đến còn nhờ có chương trình thể thao đẳng cấp quốc tế.
Là thành viên của Liên đoàn Karate Shoto Nhật (JKS), Toyama đã tham gia đào tạo võ sĩ Karate ở hơn 20 quốc gia như Qatar, Ý, Saudi Arabia, Pháp, Canada hoặc Đan Mạch.
JKS đặt trụ sở tại Tokyo với sứ mệnh thúc đẩy và phát triển Karate toàn cầu. Hiện nay, JKS có hơn 200 chi nhánh trên khắp thế giới.
Toyama đang huấn luyện các tuyển thủ Campuchia ở nội dung Kata, một trong 3 nội dung chính của môn này bên cạnh Kumite và Kihon.
“Hiện tại, chúng tôi tập trung vào sức mạnh tấn công. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng tốc vào tháng tới,” Toyama cho biết. Ông ký hợp đồng ban đầu dài 6 tháng, nay gia hạn thành 1 năm.
Hiện nay, Toyama, Hassan cùng 2 HLV Campuchia tham gia huấn luyện 6 ngày mỗi tuần tại sân Olympic ở Phnom Penh. “Chúng tôi tổ chức 2 buổi tập mỗi ngày, một vào sáng và một vào chiều,” Toyama tiết lộ.
Tìm hiểu lịch sử hình thành môn võ quốc dân Karate
Những nghiên cứu gần đây cho thấy Karate được phát triển trên cơ sở tổng hợp các phương thức chiến đấu của người Ryukyu với các môn võ thuật ở phía Nam Trung Quốc nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào của Vương quốc Lưu Cầu xưa ghi chép về môn võ này. Người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate.
- Xuất phát từ các điệu múa vùng nông thôn Lưu Cầu, một môn võ (người Ryukyu gọi là dei và viết bằng chữ Hán 手) hình thành và phát triển thành Todei (唐手). Đây là giả thiết do Azato Anko đưa ra.
- Do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư sang Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha và truyền các môn võ thuật Trung Quốc tới đây. Vì thế mà có tên gọi là tote (唐手) với chữ to (唐 – Đường) chỉ Trung Quốc, còn te (手 – Thủ) nghĩa là “võ”, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa.
- Theo con đường thương mại tới Okinawa. Vương quốc Lưu Cầu xưa có quan hệ thương mại rộng rãi với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Các môn võ thuật có thể từ các miền đất này theo các thuyền buôn và truyền tới Okinawa.
- Bắt nguồn từ môn vật của Okinawa có tên là shima.
Xem thêm tin tức về võ thuật tại đây.
Trích dẫn từ webthethao.vn
Hồng Minh